Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra chất làm ngọt nhân tạo có thể liên quan đến bệnh tim và nguy cơ đột quỵ.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ - Ảnh 1

Chất làm ngọt nhân tạo là một chất thay thế cho đường để làm ngọt thực phẩm và đồ uống

Chất làm ngọt nhân tạo là gì?

Chất làm ngọt nhân tạo là một chất thay thế cho đường để làm ngọt thực phẩm và đồ uống. Chúng được làm từ hóa chất và các chất tự nhiên, và có ít calo hơn so với đường.

Nhiều người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.

Theo nghiên cứu của Tạp chí Y khoa Anh, hơn 23.000 sản phẩm trên toàn thế giới có chứa chất làm ngọt nhân tạo.

Gây nguy cơ đột quỵ cao hơn

Nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, đã khảo sát hơn 100.000 người trưởng thành ở Pháp, 80% trong số đó là phụ nữ. Trong nghiên cứu dựa trên web, độ tuổi trung bình của những người tham gia là 42.

Được triển khai vào năm 2009, nghiên cứu đã cho những người tham gia hoàn thành 05 bảng câu hỏi trực tuyến về chế độ ăn uống, sức khỏe, lối sống và hoạt động thể chất của họ. Những tình nguyện viên cũng được hỏi về dữ liệu xã hội học như giáo dục và nghề nghiệp.

Theo thời gian, những người tham gia hoàn thành đánh giá chế độ ăn uống cứ 06 tháng một lần. Trong những lần đánh giá này, họ phải báo cáo mọi thức ăn và đồ uống mà họ ăn trong khoảng thời gian 24 giờ. Họ cũng được yêu cầu báo cáo bất kỳ tình trạng y tế và phương pháp điều trị nào được đưa ra.

Có 37% người tham gia đã tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo. Nghiên cứu cho thấy những người tham gia tiêu thụ khoảng 42 miligam mỗi ngày, tương đương với một gói chất làm ngọt dạng viên hoặc 100ml soda ăn kiêng.

Kết quả cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia tiêu thụ nhiều aspartame, được tìm thấy trong các chất làm ngọt, cũng như trong thực phẩm như nước ngọt ăn kiêng, kẹo cao su, món tráng miệng.... có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Những người tham gia tiêu thụ sucralose, được tìm thấy trong Splenda, bánh nướng, đồ uống và món tráng miệng từ sữa, cũng như acesulfame kali… có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn.

Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4491525
  • Hàng tháng4357
  • Hôm nay3236
  • Đang Online12