Chứng nhận hệ thống

1. Lợi ích của chứng nhận hệ thống quản lý ATTP theo ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – ISO 22000 được coi là một quyết định chiến lược và đúng đắn đối với một tổ chức nhằm cải tiến toàn bộ kết quả thực hiện của tổ chức về an toàn thực phẩm. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm phân phối tới người tiêu dùng.

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000: mặc dù không có quy định bắt buộc áp dụng, tuy nhiên xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000 đối với các doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở nên phổ biến. Bởi những lợi ích mà chứng nhận này đem lại cho các tổ chức, đơn vị rất lớn.

  • Tăng cơ hội xuất khẩu, hội nhập thị trường thế giới: ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.
  • Giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn toàn bộ quá trình quản lý và chế biến, sản xuất.
  • Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm; hạn chế mối nguy đối trong sản xuất, chế biến.
  • Tạo uy tín với khách hàng.
  • Không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (mục k, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018).

2. Công nhận năng lực chứng nhận

Viện được công nhận hệ thống Chứng nhận Hệ thống Quản lý An toàn thực phẩm (Food Safety Management System - FSMS) phù hợp theo ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003:2008 khẳng định năng lực tiến hành đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018, TCVN 5603:2008 (HACCP). (kèm chứng chỉ công nhận)

3. Quy trình chứng nhận

Lưu đồ quy trình chứng nhận 

4. Dấu chứng nhận

Cơ sở sản xuất thực phẩm được Viện chứng nhận phù hợp theo yêu cầu của ISO 22000 sẽ được sử dụng dấu chứng nhận:

Chứng nhận hệ thống

Việc sử dụng dấu chứng nhận do Viện cấp phải tuân thủ theo Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận

5. Nguyên tắc và điều kiện chứng nhận

  • Khách hàng tham gia hoạt động chứng nhận của Viện cần hiểu và tuân thủ theo Nguyên tắc và điều kiện chứng nhận NIFC.C.G.04.

6. Mở rộng phạm vi chứng nhận

  • Khi cơ sở có nhu cầu mở rộng phạm vi chứng nhận, cơ sở làm đơn đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi tới Viện để đề nghị đánh giá mở rộng.
  • Viện sẽ xem xét hồ sơ và bố trí đánh giá mở rộng tại cơ sở. Quá trình đánh giá mở rộng tương tự như đánh giá ban đầu đối với phạm vi đăng ký mở rộng

7. Thu hẹp phạm vi chứng nhận

  • Cơ sở có thể chủ động gửi công văn thông báo tới Viện để đề nghị thu hẹp phạm vi đã được chứng nhận. Viện sẽ ra quyết định thu hẹp hoặc thu hồi quyết định chứng nhận tuỳ vào phạm vi đề nghị của cơ sở.
  • Viện sẽ chủ động thu hẹp phạm vi chứng nhận của cơ sở trong trường hợp thông qua đánh giá giám sát, đánh giá đột xuất mà cơ sở không đáp ứng yêu cầu để duy trì chứng nhận.

8. Đình chỉ, hủy bỏ chứng nhận

  • Việc đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được thực hiện trong các trường hợp sau đây (nhưng không kéo dài quá 06 tháng):
    • Hệ thống quản lý được chứng nhận của cơ sở không thỏa mãn một cách liên tục hoặc nghiêm trọng các yêu cầu chứng nhận, bao gồm cả yêu cầu về hiệu lực của hệ thống quản lý.
    • Cơ sở được chứng nhận không tuân thủ việc tiến hành đánh giá giám sát hoặc đánh giá chứng nhận lại theo yêu cầu;
    • Cơ sở không thanh toán đủ chi phí đánh giá cho tổ chức chứng nhận
    • Cơ sở sử dụng dấu chứng nhận hoặc giấy chứng nhận sai với quy định.
    • Cơ sở xin được dừng chứng nhận.
  • Việc huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
    • Yêu cầu của Cơ sở.
    • Cơ sở ngừng sản xuất.
    • Quá thời hạn trong thông báo đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận mà cơ sở không thực hiện các yêu cầu của Viện

9. Khiếu nại, yêu cầu xem xét lại

Theo Thủ tục giải quyết khiếu nại và yêu cầu xem xét lại

10. Chi phí chứng nhận

- Tổng chi phí đánh giá lần đầu được xác định theo công thức:
Tổng chi phí = Phí nộp đơn + Phí đánh giá + Phí đi lại + Phí cấp chứng chỉ
+ Phí nộp đơn: Chi phí nộp đơn chỉ áp dụng cho lần xin chứng nhận đầu tiên, chứng nhận mở rộng và xin chứng nhận lại của tổ chức chứng nhận. 
+ Phí đánh giá: được tính bằng Tổng ngày công đánh giá/xem xét/thẩm xét x Đơn giá một ngày công                              
- Chi phí đánh giá giám sát: Tối thiểu 1/3 chi phí đánh giá chứng nhận. 
- Chi phí đánh giá lại: Chi phí đánh giá cho các tổ chức chứng nhận được tính bằng tối thiểu 70% chi phí đánh giá chứng nhận ban đầu. 
- Chi phí đánh giá sơ bộ hoặc bổ sung (nếu có): được tính bằng Phí đánh giá + Phí đi lại 
- Chi phí đánh giá mở rộng:  được tính bằng Phí đánh giá + Phí đi lại + Phí cấp chứng chỉ

Ghi chú: Phí trên không bao gồm phí phân tích mẫu, vận chuyển mẫu. Tùy vào các trường hợp cụ thể, chi phí đánh giá có thể thảo luận cho phù hợp với điều kiện cũng như quy mô của doanh nghiệp.

11. Các biểu mẫu áp dụng

Đăng ký chứng nhận: (đính kèm Đơn đăng ký chứng nhận)

12. Thông tin liên hệ

Khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc có ý kiến góp ý, phàn nàn, kháng nghị đối với hoạt động chứng nhận của Viện, vui lòng liên hệ:

  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
  • 65 Phạm Thận Duật, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật
  • Hotline: 085 929 9595

Giới thiệu khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4692792
  • Hàng tháng1637
  • Hôm nay2352
  • Đang Online9