Giới thiệu về hoạt động chứng nhận sản phẩm

1. Giới thiệu

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia được công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận sản phẩm phù hợp theo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là bên thứ ba thực hiện chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực Thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Dấu chứng nhận của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là dấu hiệu chứng tỏ sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh và an toàn. Dấu hiệu chứng nhận thuận lợi cho doanh nghiệp tạo lòng tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm.

2. Dấu chứng nhận

Mã số tiêu chuẩn

Mã số tiêu chuẩn

Mã số quy chuẩn

Mã số quy chuẩn

3. Quy trình chứng nhận

So đồ quy trình chứng nhận sản phẩm

4. Đăng ký chứng nhận

Khách hàng có yêu cầu chứng nhận xin vui lòng điền các thông tin vào Đơn đăng ký chứng nhận và gửi tới Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo địa chỉ:

  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
  • 65 Phạm Thận Duật, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật
  • Hotline: 085 929 9595

5. Sản phẩm chứng nhận

6. Nguyên tắc và điều kiện chứng nhận

7.  Mở rộng phạm vi chứng nhận, thu hẹp, đình chỉ, hủy bỏ, thu hồi hiệu lực Giấy chứng nhận

a) Mở rộng phạm vi chứng nhận: Đối với đánh giá mở rộng chứng nhận, sau khi nhận được đơn đăng ký của công ty, Viện sẽ tiến hành xem xét hồ sơ, đánh giá tại cơ sở và lấy mẫu sản phẩm, sau đó gửi mẫu thử nghiệm. Sau khi có kết quả, Viện sẽ tiến hành đánh giá, thẩm xét hồ sơ và ra quyết định chứng nhận.
b) Việc đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được thực hiện trong các trường hợp sau đây (nhưng không kéo dài quá 06 tháng):
Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận được sửa đổi hoặc thay thế sau 06 tháng kể từ ngày có hiệu lực;
- Sản phẩm được chứng nhận không còn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;
- Hệ thống đảm bảo chất lượng không được tuân thủ.
c) Việc huỷ bỏ hiệu lực giấy chứng nhận được tiến hành trong các trường hợp sau đây: 
- Yêu cầu của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp ngừng sản xuất. Đối với chứng nhận sản phẩm: Doanh nghiệp ngừng sản xuất sản phẩm được chứng nhận quá 12 tháng
- Quá thời hạn trong thông báo đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận mà doanh nghiệp không thực hiện các yêu cầu của Viện;
d) Thu hẹp phạm vi chứng nhận sản phẩm tiến hành trong trường hợp loại bỏ các sản phẩm đã được chứng nhận nhưng hiện tại không đáp ứng được với yêu cầu chứng nhận nữa.
e) Bộ phận chứng nhận chịu trách nhiệm soạn thảo quyết định chấm dứt, thu hẹp, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực chứng nhận theo biểu mẫu NIFC.C.PR.01.F.11, NIFC.C.PR.01.F.12 trình Lãnh đạo phê duyệt và gửi thông báo quyết định này cho doanh nghiệp, các tài liệu chứng nhận chính thức, các quyền sử dụng dấu và các thông tin công khai khác cần phải được quản lý nhằm đảm bảo rằng không đưa ra chỉ dẫn rằng sản phẩm vẫn được tiếp tục chứng nhận.
f) Khôi phục lại sau khi đình chỉ hoặc thu hẹp chứng nhận: Cán bộ được phân công có trách nhiệm cập nhật lại tài liệu cần thiết, công khai thông tin và quyền sử dụng dấu… nhằm đảm bảo có chỉ dẫn thích hợp sản phẩm vẫn tiếp tục được chứng nhận.

8. Khiếu nại, kháng nghị, phàn nàn

Theo Thủ tục giải quyết khiếu nại và yêu cầu xem xét lại

9. Chi phí chứng nhận

- Tổng chi phí đánh giá lần đầu được xác định theo công thức:
Tổng chi phí = Phí nộp đơn + Phí đánh giá + Phí đi lại + Phí cấp chứng chỉ
+ Phí nộp đơn: Chi phí nộp đơn chỉ áp dụng cho lần xin chứng nhận đầu tiên, chứng nhận mở rộng và xin chứng nhận lại của tổ chức chứng nhận. 
+ Phí đánh giá: được tính bằng Tổng ngày công đánh giá/xem xét/thẩm xét x Đơn giá một ngày công                              
- Chi phí đánh giá giám sát: Tối thiểu 1/3 chi phí đánh giá chứng nhận. 
- Chi phí đánh giá lại: Chi phí đánh giá cho các tổ chức chứng nhận được tính bằng tối thiểu 70% chi phí đánh giá chứng nhận ban đầu. 
- Chi phí đánh giá sơ bộ hoặc bổ sung (nếu có): được tính bằng Phí đánh giá + Phí đi lại 
- Chi phí đánh giá mở rộng:  được tính bằng Phí đánh giá + Phí đi lại + Phí cấp chứng chỉ

Ghi chú: Phí trên không bao gồm phí phân tích mẫu, vận chuyển mẫu. Tùy vào các trường hợp cụ thể, chi phí đánh giá có thể thảo luận cho phù hợp với điều kiện cũng như quy mô của doanh nghiệp.

10. Thông tin liên hệ

Khách hàng muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc có ý kiến góp ý, phàn nàn, kháng nghị đối với hoạt động chứng nhận của Viện, vui lòng liên hệ:

  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
  • 65 Phạm Thận Duật, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật
  • Hotline: 085 929 9595

Giới thiệu khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập5356618
  • Hàng tháng3590
  • Hôm nay36
  • Đang Online14