Kiểm nghiệm phân bón

1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm phân bón

Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Phân bón có thể phân thành nhiều loại dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hóa học theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đối với cây trồng: 
    • Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
    • Phân bón trung lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 (đối với phân bón lá) hoặc 02 (đối với phân bón rễ) nguyên tố dinh dưỡng trung lượng;
    • Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
    • Phân bón vô cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp;
    • Phân bón hóa học nhiều thành phần là phân bón hóa học được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất là chất hữu cơ tự nhiên, chất sinh học hoặc vi sinh vật có ích.
  • Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón: 
    • Phân bón vô cơ đơn (còn gọi là phân bón đơn) là phân bón trong thành phần chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
    • Phân bón vô cơ phức hợp (còn gọi là phân bón phức hợp) là phân bón trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
    • Phân bón vô cơ hỗn hợp (còn gọi là phân bón hỗn hợp) là phân bón trong thành phần có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
    • Phân bón đa lượng-trung lượng (còn gọi là phân bón đa-trung lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng;
    • Phân bón đa lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
    • Phân bón đa lượng-trung lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-trung-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.
  • Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất: 
    • Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên;
    • Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
    • Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích.
  • Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của thành phần trong phân bón: 
    • Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác);
    • Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh) là phân bón chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được;
    • Phân bón sinh học cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích;
    • Phân bón sinh học nhiều thành phần là phân sinh học được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chính có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin, các chất sinh học khác hoặc vi sinh vật có ích) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất hữu cơ tự nhiên.
  • Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng
  • Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng
  • Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng
  • Phân bón có chứa các nguyên tố đất hiếm
  • Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng: 
    • Phân bón rễ là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất;
    • Phân bón lá là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

Việt Nam là nước đang phát triển mà trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại phân bón không chỉ đòi hỏi nhiều về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại mà còn phải đảm bảo chất lượng để sử dụng có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bón muốn được cấp phép lưu hành phải có hàm lượng các chất chính (các chỉ tiêu chất lượng) và các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT đối với từng loại phân bón tương ứng.

 

2. Kiểm nghiệm phân bón tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

2.1. Các phép thử được chỉ định

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã thẩm định tối ưu các phương pháp kiểm nghiệm phân bón và được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón với các chỉ tiêu hóa học và sinh học như trong bảng 1.

Bảng 1. Danh mục các chỉ tiêu và đối tượng kiểm nghiệm phân bón

STT

Tên chỉ tiêu thử nghiệm

Đối tượng phương pháp thử

Phương pháp thử được chỉ định

1

Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn

Các loại phân bón trừ phân Urê, DAP, phân bón hỗn hợp

TCVN 9297:2012

2

pHH2O

Các loại phân bón dạng rắn

Ref. TCVN 5979:2007

3

Xác định hàm lượng Biuret

Phân Urê không màu (hạt đục, hạt trong)

TCVN 2620:2014

4

Xác định hoàm lượng Ca (hoặc CaO)

Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

TCVN 9284:2018

5

Xác định hàm lượng Mg (hoặc MgO)

Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

TCVN 9285:2018

6

Xác định hàm lượng Fe

Các loại phân bón

TCVN 9283:2018

7

Xác định hàm lượng Cu

Các loại phân bón

TCVN 9286:2018

8

Xác định hàm lượng Zn

Các loại phân bón

TCVN 9289:2012

9

Xác định hàm lượng Mn

Các loại phân bón

TCVN 9288:2012

10

Xác định hàm lượng Pb

Các loại phân bón

TCVN 9290:2018

(GF-AAS)

11

Xác định hàm lượng Cd

Các loại phân bón

TCVN 9291:2018

(GF-AAS)

12

Vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan

Các loại phân bón

TCVN 6167:1996

13

Vi khuẩn E.coli

Các loại phân bón

REF: 6846:2017

14

Vi khuẩn Salmonella

Các loại phân bón

Ref. TCVN 10780-1:2017

2.2. Năng lực kỹ thuật của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Nhằm kiểm nghiệm phân bón, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống quang phổ phát xạ plasma cao tần cảm ứng (ICP-OES), hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, hệ thống tinh chế acid siêu tinh khiết, hệ lò vi sóng phá mẫu,..

Hệ thống thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử GF-AAS

Ngoài kiểm nghiệm phân bón, Viện có đủ nhân sự và trang thiết bị để thực hiện kiểm nghiệm các đối tượng mẫu thử khác như: thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật và các dụng cụ y tế, khẩu trang, giấy ăn, khăn ướt, quặng khoáng sản, đất, thức ăn chăn nuôi và các đối tượng mẫu thử khác theo yêu cầu khách hàng.

Bên cạnh thử nghiệm, Viện còn thực hiện các dịch vụ về hiệu chuẩn thiết bị, bảo trì thiết bị, giám định sản phẩm, chứng nhận sản phẩm và chứng nhận hệ thống.

 

3. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được các cơ quan, ban ngành thừa nhận về năng lực:

  • Văn phòng công nhận chất lượng công nhận các hệ thống quản lý của Viện phù hợp theo yêu cầu của các tiêu chuẩn: TCVN ISO/IEC 17020, TCVN ISO/IEC 17025, TCVN ISO/IEC 17065, TCVN ISO 17021-1 và TCVN ISO 22003 trong các hoạt động giám định, thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 và HACCP.
  • Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm Hoa kỳ (A2LA) công nhận hoạt động tổ chức thử nghiệm thành thạo phù hợp với yêu cầu của ISO/IEC 17043.
  • Viện đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, giám định và chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP; đăng ký lĩnh vực hiệu chuẩn theo quy định số 105/2016/NĐ-CP.
  • Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định Viện là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước; Bộ Y tế và Bộ Công thương chỉ định Viện là đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng về an toàn thực phẩm.
  • Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định Viện là phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi.
  • Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ định Viện là tổ chức thử nghiệm phân bón.
  • Viện tham gia trong hệ thống các phòng thí nghiệm thực hiện các thử nghiệm liên phòng xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử AOAC International.

Liên hệ tư vấn và gửi mẫu kiểm nghiệm

  • Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật – Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.

Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 085 929 9595

Email:  baogia@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)    

Email: vpsg.nifc@gmail.com

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hải Phòng

Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

Email: dothanhthuong226@gmail.com

Kiểm nghiệm phân bón khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4687523
  • Hàng tháng2934
  • Hôm nay2701
  • Đang Online35