Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

1. Tổng quan về thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi được cho ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản) ở dạng tươi, sống, hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung; phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trưởng nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của từng vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ thức ăn nào khác ngoài nước uống.

Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để pha trộn với các loại nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Thức ăn tinh hỗn hợp là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức và được sử dụng cùng thức ăn thô đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của từng loại vật nuôi.

Premix là một hỗn hợp ở dạng bột bao gồm các chất giàu dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao (như khoáng vi lượng, vitamin, acid amin,...) được phối trộn sẵn dùng để bổ sung vào thực phẩm hoặc thức ăn cho vật nuôi. Thành phần chính của Premix gồm có chất mang)và hoạt chất. Chất mang là những chất không làm mất cân bằng dinh dưỡng, có cùng kích thước và tỉ trọng như các hoạt chất; có độ ẩm dưới 8%, tỉ lệ chất béo thấp hơn 6%, pH từ 5,6 - 7,5, không làm giảm hoạt tính của hoạt chất, thường dùng cám gạo, bột sắn,... Hoạt chất là thành phần chính, có hoạt tính sinh học cao như vitamin, khoáng vi lượng...

Thức ăn bổ sung là một chất hoặc hỗn hợp các chất hữu cơ ở dạng tự nhiên hay tổng hợp dùng để bổ sung lượng nhỏ một số chất như khoáng, vitamin, acid amin thiết yếu,  … vào thức ăn của vật nuôi nhằm cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả chăn nuôi

2. Vai trò của kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Theo quy định tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP, sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam khi có đầy đủ hồ sơ được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Một trong những nội dung quan trọng đó là kết quả kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi với các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm.

Trong chăn nuôi chi phí thức ăn có thể chiếm tới 70% tổng giá thành sản phẩm. Sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi chịu sự tác động trực tiếp bởi chất lượng của thức ăn. Khi đảm bảo đúng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi thì con vật sinh trưởng phát triển nhanh, thời gian nuôi ngắn lại, khối lượng xuất chuồng cao và hiệu quả kinh tế cao và ngược lại nếu không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con vật. Do vậy hoạt động kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi không chỉ có vai trò mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất mà còn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng cho con người.

Trước yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước và nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn/quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). VietGAP chăn nuôi chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: thức ăn chăn nuôi, nước uống, sử dụng thuốc thú y và vệ sinh thú y …để sản phẩm chăn nuôi an toàn. Đảm bảo sản xuất thịt, trứng, mật, sữa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi có vai trò hỗ trợ rất tốt cho các nhà sản xuất trong thực hiện VietGAP.

3. Năng lực kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm

* Nhóm các chỉ tiêu Vật lý - Cảm quan:

  • Cảm quan: màu sắc, trạng thái, mùi.
  • Chỉ số khúc xạ, độ pH, tỉ trọng, góc quay cực riêng
  • Chỉ số acid, chỉ số peroxid
  • Độ ẩm, mất khối lượng khi sấy khô.

* Nhóm các chỉ tiêu chất lượng:

  • Thành phần đa lượng: protein (đạm), lipid (béo), carbohydrat (glucid), tro
  • Xác định hàm lượng hoạt chất chính:

+ Acid amin trong nguyên liệu và thành phẩm thức ăn chăn nuôi

+ Các vitamin trong dạng premix hoặc dạng thức ăn hỗn hợp

+ Các enzyme, prebiotic/xơ tiêu hóa,…..giúp kích thích, hỗ trợ tiêu hóa của vật nuôi

+ Một số loại phụ gia: chất màu, vi khoáng, …..

* Nhóm các chỉ tiêu an toàn:

  • Xác định hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg (vô cơ và hữu cơ)
  • Phân tích độc tố vi nấm – mycotoxin (Aflatoxin, Ochratoxin, Citrinin,….)
  • Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (tất cả các nhóm Pesticide)
  • Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (E. coli, nấm men, mốc,….)
  • Phân tích dư lượng kháng sinh, hormon tăng trưởng.

* Trang thiết bị:

Nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: các hệ thống chuẩn độ tự động, quang phổ hấp thụ phân tử (UV-VIS), hệ thống sắc ký lỏng (HPLC-DAD, HPLC-FLD, HPLC-RI, HPLC-ELSD), sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS), sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC), quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), LC-ICP-MS, các thiết bị đo thông số vật lý: pH, tỉ trọng, chỉ số khúc xạ,.…

* Nền mẫu kiểm nghiệm:

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi của tất cả các đối tượng mẫu: nguyên liệu, premix, thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn tinh hỗn hợp

* Phương pháp kiểm nghiệm

Tất cả các quy trình phân tích dùng để kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi tại Viện đều tham chiếu theo các phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam và các nước trên thế thế giới như: QCVN, Food Chemical Codex, JECFA,.. và tất cả các quy trình này đã được thẩm định theo quy định của ISO 17025. Phần lớn các phương pháp này đã được công nhận Vilas.

4. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với một số chỉ tiêu kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi, phân bón.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm thực hiện xác nhận giá trị sử dụng liên phòng thí nghiệm của phương pháp thử AOAC International.

Liên hệ tư vấn và gửi mẫu kiểm nghiệm

  • Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 085 929 9595

Email:  baogia@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)

Email: vpsg.nifc@gmail.com

  • Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

Email: dothanhthuong226@gmail.com

Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4476380
  • Hàng tháng3326
  • Hôm nay1328
  • Đang Online8