Quần áo bảo hộ y tế theo tiêu chuẩn châu Âu

1. Tầm quan trọng của việc thử nghiệm quần áo bảo hộ y tế theo tiêu chuẩn châu Âu

Trong bối cảnh hiện nay, sau đại dịch Covid-19, vấn đề bảo vệ sức khỏe và an toàn là một ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Quần áo bảo hộ y tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bác sĩ, y tá, và các nhân viên y tế, đồng thời bảo vệ cả bệnh nhân khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn. Chúng không chỉ đơn giản là trang phục mà còn là một phần không thể thiếu của các biện pháp phòng ngừa trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại quần áo bảo hộ y tế đều như nhau. Để chứng minh quần áo bảo hộ y tế tạo ra rào cản hiệu quả giữa người mặc và các mối nguy hiểm, điểu cần thiết là đảm bảo đáp ứng các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng quần áo bảo hộ y tế.

Đối với các sản phẩm được phân phối tại thị trường châu Âu, tiêu chuẩn CE là một yêu cầu quan trọng. Nó bảo đảm rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của Liên minh châu Âu. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm có khả năng bảo vệ người sử dụng trong môi trường làm việc y tế.

a. Quần áo bảo hộ y tế là gì?

Quần áo bảo hộ y tế là bộ quần áo bảo hộ dùng một lần hoặc bộ đồ chống vi-rút. Quần áo bảo hộ y tế dùng để chỉ quần áo bảo hộ được sử dụng bởi nhân viên y tế (bác sĩ, y tá, nhân viên y tế công cộng, người dọn dẹp, v.v.) và những người vào khu vực y tế cụ thể (như bệnh nhân, khách đến bệnh viện, người vào khu vực bị nhiễm bệnh, v.v.) . Quần áo bảo hộ y tế có khả năng thấm và chống ẩm tốt, có chức năng chống lại sự xâm nhập của cồn, máu, dịch cơ thể, các hạt bụi trong không khí và vi rút vi khuẩn, bảo vệ hiệu quả sự an toàn của nhân viên và giữ cho môi trường trong sạch.

b. Cấu tạo của quần áo bảo hộ y tế

Quần áo bảo hộ y tế có cấu tạo tương đối đơn giản, nó bao gồm một bộ quần áo dạng liền nguyên khối, kèm theo đó là giày, mũ, găng tay và khẩu trang. Ngoài kiểu dáng liền nguyên khối, quần áo bảo hộ y tế còn có loại áo rời quần rời, áo choàng, áo liền quần liền mũ… 

Quần áo bảo hộ y tế thường có 2 màu được sử dụng nhiều nhất là trắng hoặc xanh, phù hợp với mọi ngành nghề, lĩnh vực làm việc. Chúng thường được dùng trong những môi trường yêu cầu độ sạch cao, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe con người, thực phẩm, các thiết bị máy móc…

Quần áo bảo hộ y tế được sản xuất từ chất liệu sợi đặc biệt, giúp loại bỏ sự lây lan của vi khuẩn. Quần áo bảo hộ y tế chỉ được sử dụng 1 lần.

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

2. Thử nghiệm quần áo bảo hộ y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Căn cứ tiêu chuẩn Châu Âu - European Standard: EN 14126-2003, đáp ứng tiêu chí kiểm định về hiệu suất chống nhiễm khuẩn của quần áo bảo hộ  (Requirements and test methods for anti-infective performance of protective clothing), Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia có đủ năng lực thực hiện thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại tiêu chuẩn nêu trên và các chỉ tiêu khác khi có nhu cầu của khách hàng. Trong đó, một số phép thử được công nhận đáp ứng theo yêu cầu của ISO/IEC 17025 như: BS EN 14126:2003; AATCC 42:2017; AATCC 127:2018; ISO 22612:2005…

Tiêu chuẩn EN 14126:2003 là một trong những tiêu chuẩn để xác định xem một bộ quần áo bảo hộ có cung cấp đủ khả năng để bảo vệ người lao động khỏi những tác nhân lây nhiễm khi làm việc hay không. Đối với một sản phẩm quần áo bảo hộ khi đáp ứng được tiêu chuẩn EN 14126:2003 sẽ được phân loại "TYPE"  theo từng tiêu chí đánh giá chi tiết theo bảng:

        Tiêu chí

Hạng

  (loại)

Áp lực thủy tĩnh tại đó vật liệu qua được thử nghiệm

Khả năng chống xuyên thấm bởi tác nhân lây nhiễm do tiếp xúc cơ học với các chất chứa chất lỏng nhiễm bẩn

t (min)

khả năng chống xuyên thấm bởi chất khí dung lỏng nhiễm bẩn- Tỷ lệ xuyên thấm (log)

Phân loại chống xuyên thấm bởi tiểu hạt rắn nhiễm bẩn- Xuyên thấm (log CFU)

1

0 kPaa

t ≤ 15 min

1 < log ≤  3

2 < log cfu ≤  3

2

1,75 kPa

15 < t ≤  30

3 < log ≤  5

1 < log cfu ≤  2

3

3,5 kPa

30 < t ≤  45

log > 5

log ≤  1

4

7 kPa

45 < t ≤  60

 

 

5

14 kPa

60 < t ≤ 75

 

 

6

20 kPa

t > 75

 

 

a Điều này có nghĩa là vật liệu chỉ tiếp xúc với áp lực thủy tĩnh của chất lỏng trong tế bào thử nghiệm.

Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm của quần áo bảo hộ đáp ứng theo tiêu chuẩn Châu Âu mà Viện đã thực hiện như:

  • BS EN 14126:2003: Khả năng kháng sự xâm nhập của chất lỏng chứa vi khuẩn do tiếp xúc cơ học.
  • AATCC 42:2017: Khả năng kháng nước của Vật liệu vải theo
  • AATCC 127:2018: Khả năng kháng nước của Vật liệu vải: sử dụng áp suất thủy lực
  • ISO 16603:2004: Khả năng kháng sự xâm nhập của máu và dịch cơ thể (sử dụng máu nhân tạo)
  • ISO 22609-2004: Kháng sự xâm nhập của tia máu nhân tạo
  • ISO 22612:2005: Khả năng kháng sự xâm nhập của vi khuẩn
  • ISO 16604:2004: Khả năng kháng sự xâm nhập của các mầm bệnh truyền nhiễm qua máu
  • Đánh giá các tác động sinh học từ thiết bị hoặc vật liệu y tế tiếp xúc với cơ thể người bao gồm: phép thử độc tính tế bào (ISO 10993-5), thử nghiệm kích ứng và nhạy cảm da (ISO 10993-10), v.v.

Trang thiết bị: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại, với độ nhạy và độ chính xác cao để thử nghiệm quần áo bảo hộ y tế gồm: Máy đếm khuẩn lạc hãng Funke Gerber-Đức, Thiết bị kiểm tra kháng thấm ướt của quần áo bảo hộ Y tế Rulla 2, Thiết bị kiểm tra khả năng chống tấm dưới tác dụng của dòng nước TF159, Thiết bị kiểm tra khả năng chống thấm dưới áp lực thủy tĩnh TF163C, Thiết bị kiểm tra kháng thấm máu của đồ bảo hộ Y tế TN140,...

3. Lý do nên thử nghiệm quần áo bảo hộ y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

  • Viện là đơn vị được Bộ Y tế công nhận là tổ chức được thử nghiệm đồ bảo hộ theo Quyết định số 5455/QĐ-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  • Khách hàng được tư vấn thử nghiệm sản phẩm theo TIÊU CHUẨN - QUY ĐỊNH PHÁP LÝ với chuyên gia của Viện có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Thời gian trả kết quả nhanh chóng, chính xác, khách quan, trung thực.
  • Giá cả chi phí hợp lý.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thử nghiệm.
  • Máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Thủ tục đăng ký, gửi mẫu đơn giản, nhanh chóng.
  • Trụ sở làm việc và các văn phòng đại diện từ Bắc vào Nam, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khác nhau.

Liên hệ tư vấn và gửi mẫu thử nghiệm

  • Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

         Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

         Hotline: 085 929 9595/02432262216

         Email: baogia@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

        Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

        Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)    

        Email: vpsg.nifc@gmail.com

  • Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

         Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

         Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

         Email: dothanhthuong226@gmail.com/vphp@nifc.gov.vn

 

Quần áo bảo hộ y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập5130109
  • Hàng tháng4776
  • Hôm nay7767
  • Đang Online20