Thực phẩm chức năng

Nghiên cứu xác định chỉ số đường huyết (glycaemic index – gi) của thực phẩm

Chỉ số đường huyết (Glycaemic index – GI) là khả năng làm tăng glucose huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm nào đó so với thực phẩm chuẩn (như glucose). Đây là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của một thực phẩm, các loại thức ăn mặc dù có lượng carbohydrat như nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết của một loại thực phẩm sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Chỉ số đường huyết thấp được xem là một chỉ tiêu có lợi để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là người có nguy cơ hoặc người bệnh đái tháo đường, người béo phì hoặc người có nhu cầu kiểm soát lượng đường huyết.

Giá trị GI đặc trưng cho các carbohydrat trong các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt là khả năng làm tăng đường huyết của cacbohydrat tiêu hóa được. GI so sánh các cacbohydrat tính theo khối lượng so với khối lượng ban đầu trong các loại thực phẩm hoặc các loại thực phẩm đơn lẻ, ở trạng thái thường được tiêu thụ. Thực phẩm có GI thấp là những loại thực phẩm có chứa các carbohydrat ít tác động đến mức đường huyết trong máu, do quá trình tiêu hóa và quá trình hấp thụ của chúng bị chậm lại. Khi được kết hợp trong các bữa ăn, thì thực phẩm có GI thấp ít làm thay đổi mức đường huyết và hàm lượng insulin hơn so với thực phẩm có GI cao. Giá trị phân tích và giá trị thực tế của GI tiếp tục được nghiên cứu và có sự đồng thuận ngày càng cao, do có lợi cho sức khỏe khi thực phẩm có GI thấp thay thế thực phẩm có GI cao trong một chế độ ăn uống cân bằng.

Một khái niệm có liên quan trực tiếp đến chỉ số đường huyết là Tải lượng đường huyết của thực phẩm (Glycemic Load – GL). Đây là chỉ số cho biết đường huyết sẽ tăng nhiều hay ít sau khi ăn một phần thực phẩm có chứa một lượng carbohydrat nhất định. Một số người khi biết về GI sẽ nghĩ rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp chắc chắn sẽ không làm tăng lượng đường huyết sau bữa ăn, vì vậy có thể ăn bao nhiêu cũng được. Thực chất, khi sử dụng một lượng lớn thực phẩm có GI thấp có thể làm tăng lượng đường trong máu tương đương với một lượng nhỏ thực phẩm có GI cao. Vì vậy, ngoài viêc chọn thực phẩm có GI thấp, cần biết về tải lượng đường huyết của thực phẩm và biết cách kiểm soát tổng tải đường huyết của khẩu phần một ngày. Tổng tải đường huyết của khẩu phần một ngày là tải lượng đường huyết của tất cả các thực phẩm có GI cộng lại.

Đái tháo đường và thừa cân, béo phì đang trở thành vấn đề sức khỏe quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số người mắc tăng lên hàng năm làm cho gánh nặng về y tế ngày càng rõ rệt và việc giải quyết hết sức khó khăn. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh đái tháo đường, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết thấp được xem là một chỉ tiêu có lợi để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là người có nguy cơ hoặc người bệnh đái tháo đường. Tiếp cận với các thực phẩm thích hợp có chỉ số GI thấp đang trở thành chủ đề mà các nhà khoa học và cộng đồng hết sức quan tâm.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã triển khai hoạt động xác định chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm, dựa trên phương pháp tiêu chuẩn TCVN 10036:2013 (tương đương ISO 26642:2010). Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chỉ số Glycaemic (GI) của carbohydrat trong thực phẩm, đồng thời xác định đặc điểm GI, các yếu tố điều kiện và các yêu cầu cụ thể đối với việc áp dụng GI. Tiêu chuẩn cũng đưa ra khuyến nghị các tiêu chí để phân loại thực phẩm có GI thấp, trung bình, cao. Các giai đoạn thực hiện gồm có:

  • Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng (đặc biệt là carbohyrate không bao gồm xơ) và các chỉ tiêu an toàn.
  • Lập đề cương và thông qua Hội đồng đạo đức cơ sở.
  • Thông báo và lựa chọn người tình nguyện tham gia thử nghiệm.
  • Tiến hành thử nghiệm, xác định đường huyết biến đổi theo thời gian khi sử dụng thực phẩm đối chiếu (thường là glucose) và thực phẩm nghiên cứu.
  • Xử lý số liệu và hoàn thiện báo cáo tổng kết.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chỉ số tải lượng đường thấp làm chậm hấp thu carbohydrate và kiểm soát việc tăng đường huyết sau ăn. Kết quả nghiên cứu góp phần phòng, quản lý bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch, béo phì, và có ý nghĩa quan trọng đối với cá thể thừa cân, ít vận động có nguy cơ đái tháo đường.

Liên hệ tư vấn và gửi Đánh giá hiệu năng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

  • Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia

Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 085 929 9595

Email: baogia@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)    

Email: vpsg.nifc@gmail.com

  • Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

Email: dothanhthuong226@gmail.com

Thực phẩm chức năng khác

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4918170
  • Hàng tháng45
  • Hôm nay50
  • Đang Online0