5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro

Bơ đậu phộng là một món được nhiều người ưa thích vì sự ngon miệng và giá trị dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ tiềm ẩn dưới đây.

1. Trào ngược axit hoặc ợ chua

Ăn quá nhiều bơ đậu phộng có thể dẫn đến sự khởi phát hoặc kích thích rối loạn trào ngược axit dạ dày hay còn gọi là GERD.

GERD là một rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch dạ dày có tính axit hoặc thức ăn và chất lỏng trào ngược lên thực quản từ dạ dày, gây ra cảm giác nóng rát.

Thật không may, bơ đậu phộng có thể gây ra một số khó chịu ở ngực và cổ họng của bạn. Đậu phộng có hàm lượng chất béo cao hơn một số loại hạt khác, có nghĩa là chúng làm trầm trọng thêm cơ vòng thực quản dưới (LES), một bó cơ trông giống như một cái nắp ở cuối thực quản của bạn. Thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến LES giãn ra làm cho axit dạ dày có thể trào lên thực quản, gây ra các triệu chứng trào ngược axit và ợ chua.

Tuy nhiên bạn cũng không cần kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn bơ hạt với khẩu phần nhỏ (khoảng 2 muỗng canh mỗi khẩu phần) trong suốt cả tuần, bạn hoàn toàn có thể tránh được GERD.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro - Ảnh 1

Thực phẩm béo có thể khiến bó cơ tách thực quản khỏi dạ dày được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES) giãn ra và cho phép dòng chảy ngược của axit dạ dày trào ngược lên thực quản của bạn.

2. Khó nuốt

Khi bạn ăn một thìa bơ đậu phộng và có cảm giác rằng bạn thực sự không thể nuốt được nếu không có một cốc nước trong tay, hãy thử tìm hiểu lý do khiến cho thực quản của bạn khó thực hiện chức năng bình thường. Bạn có thể bị dị ứng nhẹ với đậu phộng mà không biết rằng nó có thể gây ra viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EoE).

Theo MayoClinique, EoE là một bệnh mạn tính của hệ thống miễn dịch có thể gây viêm trong mô thực quản và khiến bạn khó nuốt.

Dị ứng thực phẩm cùng với các yếu tố nguy cơ khác như dị ứng môi trường và hen suyễn, có thể khiến EoE phát triển. Ngoài ra, trào ngược axit lặp đi lặp lại có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở thực quản.

Vì vậy, nếu bạn thường bị trào ngược axit sau khi ăn bơ đậu phộng và cũng cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, hãy nhớ đến gặp bác sĩ tiêu hóa để xem bạn có cần đi xét nghiệm dị ứng thực phẩm hoặc có thể làm nội soi hay không.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro - Ảnh 2

Khó nuốt khi ăn bơ đậu phộng có thể do viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan.

3. Tình trạng viêm nhiễm

Đậu phộng có axit béo omega-6, có thể gây viêm cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều. Mặc dù omega-6 là an toàn và thậm chí có lợi khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Vấn đề là hầu hết người Mỹ tiêu thụ nhiều hơn omega-3, điều này làm giảm tỷ lệ omega-6 lành mạnh. Khi tỷ lệ omega-6 nhiều hơn omega-3 trên 6 lần, nhiều quá trình viêm có thể xảy ra trong cơ thể.

Mặt khác, axit béo omega-3 giúp giảm viêm, vì vậy điều quan trọng là bạn phải ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chứa omega-3 (như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh, hàu,...) để đảm bảo rằng tình trạng viêm trong cơ thể giữ ở mức tối thiểu. Điều này rất quan trọng vì tình trạng viêm mạn tính có thể có tác động tiêu cực đến các mô và cơ quan của bạn nếu không được khắc phục.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro - Ảnh 3

Bơ đậu phộng chứa nhiều axit béo omega-6 có thể gây viêm cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều.

4. Gây tăng cân

Bơ đậu phộng có nhiều calo, vì vậy, bạn có thể tăng cân nếu ăn quá nhiều. Hãy nhớ rằng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng chỉ chứa dưới 200 calo. Hãy ghi nhớ điều đó khi bạn phết bánh mì nướng với bơ hạt. Như hầu hết các loại thực phẩm, mọi thứ đều có chừng mực, ăn bất cứ thứ gì quá nhiều đều gây tác dụng không tốt với cơ thể.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro - Ảnh 4

Không nên ăn bơ đậu phộng quá nhiều và quá thường xuyên.

5. Tiếp xúc với nấm mốc gây ung thư

Đậu phộng từ lâu đã được biết là có khả năng bị nhiễm aflatoxin. Aflatoxin được tạo ra bởi các loại nấm mốc phát triển trên một số loại cây trồng, chẳng hạn như ngũ cốc, hạt khô, trái cây khô, cà phê và đặc biệt là đậu phộng đã được biết là bị ảnh hưởng khá nhiều.

Theo Viện Ung thư Hoa Kỳ, aflatoxin được biết đến là chất gây ung thư và có liên quan đến ung thư gan ở người. Nhưng vì sự ô nhiễm xảy ra trước khi đóng gói, nếu đậu phộng được trồng và chế biến an toàn thì rủi ro là rất ít.

5 tác dụng phụ bất ngờ của bơ đậu phộng, cần biết để tránh rủi ro - Ảnh 5

Bơ đậu phộng có thể chứa một loại nấm mốc nguy hiểm.

Bơ đậu phộng có thể chứa một chất gây ung thư gọi là aflatoxin được tìm thấy trong một loại nấm mốc có tên là Aspergillus. Đậu phộng mọc dưới đất và có xu hướng bị nấm mốc xâm nhập, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến đậu phộng thành bơ đậu phộng có thể làm giảm mức aflatoxin tới 89%.

Nguồn: Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4905696
  • Hàng tháng148
  • Hôm nay126
  • Đang Online0