Kế hoạch tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo tháng 6 năm 2022

Thử nghiệm thành thạo (TNTT) là một trong các phương thức đánh giá năng lực phòng thử nghiệm (PTN) nhằm đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm. Tham gia TNTT nhằm mục đích đánh giá mức độ thành thạo của nhân viên cũng như đánh giá năng lực PTN so với năng lực chung của các PTN khác từ đó giúp PTN kiểm soát, phát hiện các vấn đề không phù hợp nếu có, từ đó có hành động khắc phục phòng ngừa để cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/IEC 17025:2017. Việc TNTT dùng để xác định hiệu năng của các phòng thí nghiệm riêng lẻ đối với các phép thử hoặc phép đo cụ thể, cũng như để theo dõi hiệu năng duy trì của các phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025:2017 và đó cũng là bằng chứng độc lập, khách quan nhằm chứng minh độ chính xác trong các kết quả thử nghiệm đối với các bên quan tâm.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Viện) đã được Hiệp hội công nhận phòng thử nghiệm Hoa Kỳ (A2LA) công nhận năng lực phù hợp theo yêu cầu của ISO/IEC 17043:2010 từ năm 2017, nhằm đáp ứng với nhu cầu của các PTN trong nước và khu vực, Viện đã được công nhận lại và mở rộng trên phạm vi cả nền mẫu và chỉ tiêu với số công nhận 4254.01 ngày 06/7/2021, Hằng năm, Viện thường xuyên tổ chức các chương trình TNTT trên đa dạng chỉ tiêu và nền mẫu.

Dựa trên nhu cầu của các PTN về việc tham gia TNTT và các qui định hiện hành của các cơ quan quản lý trong và ngoài nước trong việc đánh giá năng lực, độ chính xác và tin cậy của các kết quả thử nghiệm, Viện có kế hoạch tổ chức các chương trình TNTT trong tháng 6 năm 2022 trên đa dạng nền mẫu và chỉ tiêu trong cả lĩnh vực Hóa và Vi sinh với thông tin như sau:

1. Thức ăn chăn nuôi

Chất lượng thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của sản phẩm gia súc, gia cầm. Phép thử xác định hàm lượng đường tổng, đường đơn trong thức ăn chăn nuôi góp phần tính giá trị năng lượng trao đổi, phản ánh chất lượng của thức ăn chăn nuôi. Viện có kết hoạch tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT) trên nền thức ăn chăn nuôi với chỉ tiêu đường tổng, đường đơn. Để tham gia chương trình, nhấp chuột vào đây để đăng ký.

2. Thực phẩm chức năng

Viện đang tổ chức 02 chương trình TNTT trên nền thực phẩm chức năng với 02 chỉ tiêu sau:

Axit alpha lipoic (ALA) là một hợp chất tự nhiên do cơ thể tự tổng hợp, hoạt động như một yếu tố hỗ trợ trong quá trình sản xuất năng lượng cho tế bào. Nó thường được nhắc đến và tiếp thị như một chất chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu trên người cho thấy ALA có thể giúp cải thiện chức năng gan, lượng đường trong máu và giảm tổn thương thần kinh do biến chứng của đái tháo đường. ALA được tìm thấy và quảng cáo có trong nhiều loại thực phẩm chức năng.

Rutin là một flavonoid được tìm thấy trong một số trái cây và rau quả. Rutin được sử dụng để điều trị một số bệnh nhức tĩnh mạch, trĩ, chảy máu trong, ngăn ngừa đột quỵ,… Rutin an toàn khi uống trong một khoảng thời gian ngắn và được công bố trong nhiều thực phẩm chức năng.

Nhấp vào đăng ký để tham gia ngay TNTT xác định hàm lượng ALA và/hoặc Rutin trong thực phẩm chức năng.


3. Sữa tươi

Kháng sinh thường được dùng trong chăn nuôi với mục đích điều trị bệnh. Trong quá trình nuôi bò sữa, các trang trại có thể sử dụng kháng sinh để điều trị các chứng viêm của bò. Tồn dư kháng sinh trong sữa bò có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Trong tháng 6/2022, Viện tiến hành tổ chức chương trình TNTT kháng sinh nhóm penicilin bao gồm amoxicillin và benzylpenicillin trong mẫu sữa tươi. Đăng ký ngay để tham gia.

4. Nước chấm

Giá trị dinh dưỡng và chất lượng của nước chấm được đánh giá qua hàm lượng các chất đạm trong nước chấm, bao gồm: Đạm tổng số, đạm amin, đạm amon. Viện có kế hoạch cung cấp chương trình TNTT chỉ tiêu pH, Nitơ tổng số, Nitơ acid acmin, Nitơ focmon, Nitơ amoniac, NaCl, Ure, độ acid trong nước chấm. Quý PTN nháy đăng ký ngay để tham gia.

5. Chả cá

Chả cá là thực phẩm được ưu thích của người tiêu dùng, chả cá được sản xuất và chế biến từ các loại cá tươi và được bày bán rất nhiều tại siêu thị, tạp hóa, chợ dân sinh. Để có căn cứ công bố sản phẩm cũng như đánh giá chất lượng, nhà sản xuất chả cá cần phải kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng. Viện cung cấp chương trình TNTT trên nền mẫu chả cá với các chỉ tiêu: Độ ẩm, tro, tổng chất béo, Nitơ tổng, NaCl. Phòng thí nghiệm quan tâm có thể nhấp vào đây để đăng ký tham gia.

6. Đồ uống không cồn

Piperonyl butoxide (PBO) là một loại chất hợp lực thuốc trừ sâu, kết hợp cùng với các hoạt chất diệt côn trùng để gia tăng hiệu lực. Piperonyl butoxide là chỉ tiêu bắt buộc phải kiểm nghiệm trong nước cà chua và nước hoa quả họ cam chanh.

PTN tham gia TNTT chỉ tiêu Piperonyl butoxide trong đồ uống không cồn nhấp chuột vào đăng ký.

7. Mứt

Benzoat và sorbat là hai chất bảo quản được quy định hàm lượng có trong mứt theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT. Để PTN có cơ sở khẳng định năng lực với nhóm chỉ tiêu này, Viện tiến hành tổ chức chương trình TNTT natri benzoat và kali sorbat trong mứt. Phòng thí nghiệm có nhu cầu tham gia đăng ký tại đây.

8. Thủy sản

Kháng sinh được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Một số nước nhập khẩu thủy sản như Mỹ, Canada, EU… yêu cầu rất cụ thể về dư lượng kháng sinh. Tháng 6/2022,  Viện cung cấp các chương trình TNTT các nhóm kháng sinh: phenicol, fluoroquinolones và quinlones, nitrofuran, tetracycline và crystal violet trong thủy sản. Để tham khảo và đăng ký tham gia từng chương trình, nhấp chuột vào đăng ký ngay.

9. Vi sinh vật trong thực phẩm

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8-3:2012/BYT đã có quy định giới hạn tối đa cho phép trong thực phẩm đối với tổng số vi sinh vật hiếu khí. Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT có quy định giới hạn cho phép của nấm mốc trong thực phẩm. Chúng tôi đang tô chức 02 chương trình vi sinh vật trong thực phẩm với chỉ tiêu tổng số vi sinh vật hiếu khí và men mốc. PTN đăng ký tham gia chương trình, nhấp chuột vào đăng ký ngay.

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4919191
  • Hàng tháng82
  • Hôm nay4
  • Đang Online0