- Folder Cơ cấu tổ chức
- Views 12781
- Last Updated 23/09/2021
1. Chức năng:
Khoa Đảm bảo chất lượng là đơn vị chuyên môn tham mưu giúp Viện trưởng trong công tác nghiên cứu xây dựng các chính sách chất lượng và duy trì hoạt động đảm bảo chất lượng của Viện tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế; Nghiên cứu, đánh giá, thiết lập, bảo quản các loại chuẩn, chất đối chiếu…phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và sinh học, và hiệu chuẩn thiết bị. Là đầu mối thực hiện chức năng trọng tài về kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Đảm bảo và duy trì hệ thống quản lý của Viện phù hợp theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế
- Làm đầu mối tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trong Viện và cải tiến chất lượng các hoạt động của Viện.
- Tổ chức cập nhật các tiêu chuẩn và các thông tin khác có liên quan đến hệ thống quản lý của Viện, hoạt động của Viện để xây dựng kế hoạch và triển khai áp dụng tại Viện.
- Đảm bảo hệ thống quản lý của Viện phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn hệ thống quản lý mà Viện đang áp dụng. Tổ chức đánh giá nội bộ, xem xét lãnh đạo định kỳ và đột xuất theo quy định của Viện.
- Làm đầu mối liên hệ với tổ chức công nhận về các vấn đề có liên quan đến công nhận các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Làm đầu mối liên hệ với cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề chứng nhận lĩnh vực hoạt động, chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước.
- Theo dõi việc đảm bảo giá trị sử dụng của kết quả kiểm nghiệm và hiệu chuẩn.
- Bố trí sắp xếp, lưu các tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của khoa dưới dạng tài liệu, trong máy tính và hủy hồ sơ theo quy định.
- Tổ chức hủy hồ sơ hết hạn lưu trữ thuộc phạm vi quản lý của khoa theo quy định.
2.2. Công tác kiểm soát và lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm
- Tổ chức tiếp nhận, và theo dõi cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm trong nước và ngoài nước làm căn cứ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm (khi có yêu cầu).
- Tổ chức soát xét hồ sơ kiểm nghiệm và ký nháy Phiếu kết quả kiểm nghiệm trước khi trình ký cấp có thẩm quyền.
- Tiếp nhận hồ sơ kiểm nghiệm, in phiếu kết quả kiểm nghiệm.
- Tổ chức trình ký, bàn giao Phiếu kết quả kiểm nghiệm cho bộ phận trả kết quả; Quản lý và lưu trữ các hồ sơ kiểm nghiệm.
- Tổ chức lưu mẫu, hủy mẫu lưu hết thời gian lưu mẫu theo quy định.
2.3. Công tác kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị
- Xây dựng danh mục các trang thiết bị yêu cầu cần kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn;
- Lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các trang thiết bị;
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn; Tham gia sửa chữa nhỏ các trang thiết bị (khi có yêu cầu);
- Triển khai và xin công nhận ISO đối với các hoạt động hiệu chuẩn trang thiết bị.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị trong danh mục thiết bị cần tra, bảo trì, bảo dưỡng và hiệu chuẩn
- Hoàn thiện và lưu giữ các hồ sơ liên quan đến công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn và sửa chữa nhỏ theo đúng quy định;
- Bảo quản các loại chuẩn đo lường, định kỳ đánh giá lại các loại chuẩn đo lường.
2.4. Công tác thiết lập chất chuẩn và chất đối chiếu
- Làm đầu mối triển khai các chương trình đánh giá năng lực thử nghiệm, tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng thí nghiệm.
- Nghiên cứu, đánh giá, thiết lập và cung cấp các loại vật liệu chuẩn và vật liệu đối chiếu dùng trong phân tích, kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và sinh học.
- Nghiên cứu, đánh giá, thiết lập, các loại chất chuẩn, chất đối chiếu và các loại ống chuẩn độ dùng trong phân tích, kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý và sinh học (khi đủ năng lực).
- Nhập số liệu, đánh giá thống kê theo quy định.
- Kiểm soát, thẩm định giá trị sử dụng của kết quả đánh giá thống kê.
- Bảo quản các loại chất chuẩn và chất đối chiếu, định kỳ đánh giá lại các loại chất chuẩn và chất đối chiếu.
- Đánh giá chất lượng một số nguyên liệu liên quan đến thiết lập chất chuẩn và chất đối chiếu theo sự phân công của lãnh đạo Viện.
- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến hoạt động thiết lập chất chuẩn và chất đối chiếu.
2.5. Nhiệm vụ khác:
- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động cho chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm.
- Tham gia nghiên cứu, hợp tác triển khai về lĩnh vực đảm bảo và kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng phòng kiểm nghiệm, giám định thực phẩm.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến đối với hệ thống kiểm nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ công tác, trong lĩnh vực kiểm tra đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tham gia đánh giá năng lực và đánh giá công nhận: hệ thống quản lý chất lượng của phòng thử nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm trong cả nước.
- Tham gia bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho nhân sự làm công tác kiểm nghiệm và tham gia đào tạo nhân sự chuyên ngành kiểm nghiệm theo nhu cầu của các cơ sở đào tạo.
- Tham gia xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn về thực phẩm khi có yêu cầu.
- Tham gia thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng thực phẩm và phương pháp thử.
- Đầu mối phân tích, đề xuất biện pháp xử lý các khiếu nại, tranh chấp của khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cung cấp các bằng chứng, thông tin, báo cáo về lĩnh vực khiếu nại, tranh chấp liên quan đến kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đề xuất, xây dựng các văn bản hướng dẫn, kỹ thuật liên quan đến công tác trọng tài kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tham gia ban quản lý các dự án, các chương trình theo sự chỉ đạo của Viện trưởng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Viện trưởng
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Các bộ phận:
- Đảm bảo duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
- Kiểm soát và lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm
- Kiểm tra, hiệu chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị
- Tạo chất chuẩn, mẫu chuẩn kiểm soát chất lượng phòng thử nghiệm.
3.2. Lãnh đạo:
Thông tin liên hệ:
ThS. Trần Thanh Sơn, Phụ trách khoa
Email: qm@nifc.gov.vn