- Folder Kỹ thuật - Chuyên môn
- Views 8962
- Last Updated 25/02/2022
1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm rau củ quả
Rau củ quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Rau củ quả là nguồn cung cấp các chất hoạt tính sinh học như chất xơ, vitamin và các khoáng chất cho con người. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất rau quả, để tăng năng suất con người đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, nguồn nước tưới tiêu bị ô nhiễm chất độc hại làm tồn dư các chất độc này trong rau quả. Do đó cần phải có sự kiểm soát về chất lượng của các sản phẩm này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khoẻ cho người sử dụng.
Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, yêu cầu các mặt hàng rau của quả và sản phẩm rau củ quả nhập khẩu phải được kiểm nghiệm và công bố trước khi được lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản để xuất khẩu cần phải được kiểm soát dư lượng các chất ô nhiễm và tồn dư như thuốc bảo vệ thực vật, các kim loại nặng.
Một số tiêu chuẩn quy định về việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm rau củ quả:
- QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm
2. Kiểm nghiệm rau củ quả tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
- Chỉ tiêu vi sinh:
- E.Coli
- Salmonella
- S. aureus
- Coliforms
- B. cereus
- Clostridium perfringens
- Nấm men, nấm mốc
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí
- ...
- Chỉ tiêu lý - hóa:
- Cảm quan
- Ẩm, tro
- Tỉ lệ cái/nước, tạp chất
- Đường tổng, đường khử
- Carbonhydrate
- Xơ thô, xơ hoà tan
- Muối
- Tinh bột
- Acid tổng số
- Vi khoáng: Na, K, Fe, …
- Kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, As, …
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Abamectin, Acephate, Acetamiprid, Aldicarb, Aldrin, Dieldrin, Ametoctradin, Aminopyralid, Amitraz, Azinphos-Methyl, Azoxystrobin, Benalaxyl, Bentazone, Bifenazate, Bifenthrin, Bitertanol, Boscalid , Bromopropylate, Buprofezin, Captan, Carbaryl, Carbendazim, Carbofuran, Carbosulfan ,Chlorantraniliprole, Chlordane, Chlorfenapyr, Chlorothalonil, Chlorpropham, Chlorpyrifos, Chlorpyrifos-Methyl, Clethodim, Clofentezine, Clothianidin, Cyantraniliprole, Cycloxydim, Cyfluthrin, Cyhalothrin, Cyhexatin, Cypermethrin, Cyproconazole, Cyprodinil, Cyromazine, DDT, Deltamethrin, Diazinon, Dichlobenil, Dichlofluanid, Dichlorvos, Dicofol, Difenoconazole, Diflubenzuron, Dimethenamid-P, Dimethipin, Dimethoate, Dimethomorph, Dinocap, Dinotefuran, Diphenyl amine, Disulfoton, Thiram , Emamectin benzoate, Endosulfan, Endrin, Esfenvalerate, Ethephon, Ethion, Ethoprophos, Etofenprox, Etoxazole, Famoxadone, Fenamidone, Fenamiphos, Fenarimol ,Fenbuconazole, Fenbutatin Oxide, Fenhexamid, Fenitrothion, Fenpropathrin, Fenpropimorph ,Fenpyroximate, Fenthion, Fenvalerate, Fipronil, Flubendiamide, Fludioxonil, Flufenoxuron, Flumethrin, Fluopicolide, Fluopyram, Flusilazole, Flutolanil, Fluxapyroxad, Haloxyfop, Heptachlor, Hexythiazox , Imazalil, Imazamox, Imazapic, Imazapyr, Imidacloprid, Indoxacarb, Iprodione, Isopyrazam, Isoxaflutole, Kresoxim-Methyl, Lindane, Malathion, Mandipropamid, MCPA, Mesotrione, Metalaxy, Methamidophos, Methidation, Methomyl, Methoprene, Methoxyfenozide, Metrafenone, ,Myclobutanil, Novaluron, Omethoate, Oxamyl ,Oxydemeton-Methyl , Parathion, Parathion-Methyl, Penconazole, Penthiopyrad, Permethrin, Phenthoate, Phorate, Phosalone, Phosmet, Picoxystrobin, Piperonyl Butoxide, Pirimicarb, Pirimiphos-Methyl ,Prochloraz, Profenofos, Propamocarb, Propargite, Propiconazole, Prothioconazole, Pyraclostrobin, Pyrimethanil, Pyriproxifen, Quinoxyfen, Quintozene, Sedaxane, Spinetoram, Spinozad, Spirodiclofen, Spirotetramate, Sulfoxaflor, Tebuconazole, Tebufenozide, Teflubenzuron, Terbufos ,Thiabendazole, Thiacloprid, Thiamethoxam, Tolfenpyrad ,Tolylfluanid, Triadimefon, Triadimenol, Triazophos, Trifloxystrobin, Triflumizole ,Triforine ,Trinexapac-ethyl, Vinclozolin, Zoxamide,…
- ...
Trang thiết bị
Để kiểm nghiệm rau củ quả, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: các hệ thống sắc ký lỏng (HPLC-DAD, HPLC-FLD, HPLC-RI, HPLC-ELSD), sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS), sắc ký khí (GC-FID, GC-MS), hệ thống ICP-MS…
Thiết bị sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao Q Exactive của Thermo
3. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là phòng thí nghiệm trọng tài quốc gia về thực phẩm.
- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm.
- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón.
- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tham gia trong hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn ASEAN về kiểm nghiệm thực phẩm.
- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm thực hiện xác nhận giá trị sử dụng liên phòng thí nghiệm của phương pháp thử AOAC International.
Liên hệ tư vấn và gửi mẫu kiểm nghiệm
- Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 085 929 9595
Email: baogia@nifc.gov.vn/ nhanmau@nifc.gov.vn
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)
- Văn phòng đại diện tại Hải Phòng
Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)
Email: vphp@nifc.gov.vn