Kiểm nghiệm vi khoáng

1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm khoáng chất

Xét về mặt dinh dưỡng, khoáng chất là các nguyên tố hóa học cần thiết như chất dinh dưỡng thiết yếu của các sinh vật để thực hiện chức năng cần thiết cho sự sống. Các khoáng chất trong cơ thể con người tồn tại với lượng khác nhau tùy thuộc vào chức năng sinh lý cũng như nhu cầu của cơ thể. Có 5 khoáng chất chính là natri, kali, calci, magie và phot pho. Các nguyên tố khác còn lại ở dạng vi lượng như lưu huỳnh, sắt, coban, đồng, kẽm, mangan, molypden, iốt và selen.

Các chất khoáng được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa, phần lớn được hấp thụ ở ruột non và máu, và tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như:

  • Tham gia cấu tạo các thành phần của tế bào và mô (các muối của calci và phot pho),
  • Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô,
  • Tham gia tạo áp suất thẩm thấu,
  • Tham gia cấu tạo hệ thống đệm của cơ thể (đệm bicarbonate, đệm phosphate),
  • Có vai trò trong hoạt động của các enzyme (Cl- hoạt hóa amylase, Na+ và K+ hoạt hóa ATPase).

Nhu cầu về các chất khoáng của cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và trạng thái sinh lý. Theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, nhu cầu khuyến nghị về một số khoáng chất và vi chất đối với người Việt Nam trưởng thành như trong bảng 1.

Bảng 1. Nhu cầu các khoáng chất và vi chất

Nhóm tuổi, giới

Ca (mg/ngày)

Mg (mg/ngày)

P

(mg/ngày)

Selen * (mg/ngày)

Trẻ em

       

< 6 tháng

300

36

90

6

6-11 tháng

400

54

275

10

Trẻ nhỏ

       

1-3 tuổi

500

65

460

17

4-6 tuổi

600

76

500

22

7-9 tuổi

700

100

500

21

Nam vị thành niên

       

10-12 tuổi

1000

155

1250

32

13-15 tuổi

225

16-18 tuổi

260

Nam trưởng thành

       

19-49 tuổi

700

205

700

34

50-60 tuổi

1000

>60 tuổi

33

Nữ vị thành niên

       

10-12 tuổi (chưa có kinh nguyệt)

1000

160

1250

26

10-12 tuổi

13-15 tuổi

220

16-18 tuổi

240

Nữ trưởng thành

       

19-49 tuổi

700

205

700

26

50-60 tuổi

1000

> 60 tuổi

25

Phụ nữ mang thai

       

3 tháng đầu

1000

205

700

26

3 tháng giữa

28

3 tháng cuối

30

Bà mẹ cho con bú (trong suốt cả thời kỳ cho bú)

1000

250

700

 

6 tháng đầu

     

35

6 tháng sau

     

42

Các khoáng chất có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể nếu có chế độ ăn uống hợp lí. Tuy nhiên một số đối tượng có nhu cầu cao hơn như phụ nữ mang thai và cho con bú hay trẻ nhỏ hoặc do chế độ ăn kiêng, khả năng hấp thu kém, việc bổ sung các khoáng chất trong các loại thực phẩm bổ sung là cần thiết. Mặc dù vậy, nếu các chất khoáng được dung nạp quá mức cần thiết cũng có thể gây ra một số rối loạn chuyển hóa ở cơ thể, thậm chí là bệnh nguy hiểm (hội chứng cường giáp do dư thừa iot).

Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng như vậy có vai trò quan trọng nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm và phục vụ các nghiên cứu dinh dưỡng y học nhằm đảm bảo và cải thiện sức khỏe con người.

2. Kiểm nghiệm khoáng chất tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

2.1 Phương pháp kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng là nhóm chỉ tiêu cơ bản đã được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện phân tích với các quy trình đã được tối ưu, được công nhận ISO/IEC 17025, bao gồm:

  • Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng – các nguyên tố: Na, K, Ca, Mg, P, Cu, Fe, Zn bằng ICP-OES
  • Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng – các nguyên tố: Co, Cr, Mn, Cu, Se, Mo bằng ICP-MS
  • Kiểm nghiệm iot bằng ICP-MS
  • Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng – Fe bằng F-AAS
  • Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng – Cu bằng F-AAS
  • Kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng – Zn bằng F-AAS

Đặc biệt, Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng đã thực hiện kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng ở các dạng hợp chất hữu cơ nhằm tăng cường hiệu quả khi sử dụng như calci gluconate, calci hydroxyapatite, cali lactate, magie lactate, magie gluconate, kẽm gluconate,…

2.2 Trang thiết bị

Nhằm kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: 01 hệ thống khối phổ plasma cao tần cảm ứng ghép nối sắc ký lỏng (LC-ICP/MS), 02 hệ thống khối phổ plasma cao tần cảm ứng (ICP/MS), 01 hệ thống quang phổ phát xạ plasma cao tần cảm ứng (ICP-OES), 02 hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, 01 hệ thống tinh chế acid siêu tinh khiết, 04 hệ lò vi sóng phá mẫu,..

Hình 1. Hệ thống thiết bị quang phổ phát xạ plasma cao tần ICP-OES (Perkin Elmer)

2.3 Nền mẫu kiểm nghiệm

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng trong tất cả các nền mẫu trong chuỗi sản xuất, chế biến thưc phẩm: nước, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, phân bón.

Ngoài ra, Viện cũng thực hiện kiểm nghiệm khoáng chất và vi khoáng trong các đối tượng mẫu khác như dược liệu, quặng khoáng sản, đất và các đối tượng mẫu thử khác theo yêu cầu khách hàng.

3. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là phòng thí nghiệm trọng tài quốc gia về thực phẩm.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tham gia trong hệ thống phòng thí nghiệm chuẩn ASEAN về kiểm nghiệm thực phẩm.
  • Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm thực hiện xác nhận giá trị sử dụng liên phòng thí nghiệm của phương pháp thử AOAC International.

Liên hệ tư vấn và gửi mẫu kiểm nghiệm

  • Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 085 929 9595

Email: baogia@nifc.gov.vnnhanmau@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)

Email: vpsg@nifc.gov.vn

  • Văn phòng đại diện tại Hải Phòng

Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)

Email: vphp@nifc.gov.vn

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4907228
  • Hàng tháng137
  • Hôm nay44
  • Đang Online0