Vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn trong các sản phẩm thực phẩm

Kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn trong các sản phẩm thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực phẩm an toàn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Thực phẩm an toàn giúp giữ vững uy tín của ngành thực phẩm, tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.

An toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Hằng năm, trên thế giới các quốc gia đều gặp phải các vấn đề về mất an toàn thực phẩm cho dù đã thiết lập những biện pháp chặt chẽ để kiểm soát. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2015, thực phẩm không an toàn gây ra 600 triệu trường hợp mắc bệnh và 420.000 ca tử vong, 30% số ca tử vong do thực phẩm xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. WHO ước tính rằng, mỗi năm có khoảng 33 triệu năm tuổi thọ của con người bị mất đi do ăn phải thực phẩm không an toàn trên toàn cầu. Tầm quan trọng của việc tiếp cận với nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn và bền vững là điều cần thiết đối với con người. Để xác định sản phẩm thực phẩm có an toàn thực hay không thì kiểm nghiệm thực phẩm đóng vai trò đánh giá sự phù hợp về an toàn thực phẩm.

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn quy thuật năm 2006 nêu rõ “Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định” và “Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như vậy, để có thể thực hiện được vai trò đánh giá sự phù hợp về an toàn thực phẩm cần có hai yếu tố chính là căn cứ đánh giá và kiểm nghiệm.

doan-cong-tac-tong-cuc-tieu-chuan-do-luong-chat-luong-danh-gia-tai-nifc

Đoàn công tác của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham quan và khảo sát hoạt động đánh giá sự phù hợp tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia năm 2022

Căn cứ để có thể đánh giá mức độ an toàn thực phẩm cần phải dựa vào các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), các văn bản quy phạm pháp luật, Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hay nguy cơ về an toàn thực phẩm. Một số QCVN và văn bản pháp luật quy định giới hạn an toàn thực phẩm trong một số sản phẩm thực phẩm thường được áp dụng được thể hiện tại Bảng 1.

Một số QCVN và văn bản pháp luật quy định giới hạn an toàn trong các sản phẩm thực phẩm

STT

Loại hình văn bản

Tên văn bản

Ký hiệu/Mã số văn bản

Năm ban hành

Tổ chức ban hành

  1.  

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

QCVN 8-1:2011/BYT

2011

Bộ Y tế

  1.  

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

QCVN 8-2:2011/BYT

2011

Bộ Y tế

  1.  

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm Vi sinh vật trong thực phẩm

QCVN 8-3:2011/BYT

2012

Bộ Y tế

  1.  

Thông tư

Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm

50/2016/TT-BYT

2016

Bộ Y tế

  1.  

Thông tư

Giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

24/2023/TT-BYT

2013

Bộ Y tế

  1.  

Thông tư

Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe

10/2021/TT-BYT

2021

Bộ Y tế

  1.  

Thông tư

Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 57/2012/tt-bnnptnt ngày 07/11/2012 quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm beta-agonist trong chăn nuôi

01/2016/TT-BNNPTNT

2016

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được thực hiện bởi cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực và được cơ quan quản lý chuyên ngành chỉ định theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn trong các sản phẩm thực phẩm giúp xác định chất lượng, cung cấp bằng chứng xác đáng cho các cơ quan quản lý rằng sản phẩm thực phẩm tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và xây dựng niềm tin giữa ba bên gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất và cơ quan quản lý.

Ngoài các chỉ tiêu an toàn, kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng còn giúp nhà sản xuất kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn và cung cấp thông tin làm căn cứ để người tiêu dùng hiểu về chất lượng và mức dinh dưỡng sản phẩm có thể cung cấp từ đó xác định mức tiêu thụ cần thiết để đảm bảo duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhằm phòng ngừa các bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là hoạt động đánh giá sự phù hợp giúp nhà sản xuất kiểm soát chất lượng, người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn sản phẩm an toàn, giúp cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Việc kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cần được thực hiện bởi cơ sở kiểm nghiệm có đủ năng lực và được chỉ định bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia được chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước thuộc quản lý của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công tác kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn trong sản phẩm thực phẩm tại Viện đảm bảo đáp ứng sự chính xác, kịp thời, đáp ứng theo yêu cầu với các phương pháp cập nhật.

 

 

VIDEO
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng lượt truy cập4694504
  • Hàng tháng3066
  • Hôm nay893
  • Đang Online9