- Folder Kỹ thuật - Chuyên môn
- Views 5471
- Last Updated 23/05/2024
Bifidobacteria có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc bổ sung lợi khuẩn này sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng và tác động tích cực đến sức khỏe con người.
1/ Bifidobacteria: Vị trí, phân loại và vai trò đối với sức khỏe con người
Bifidobacteria là nhóm vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài việc cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh, nhóm vi khuẩn này còn tương tác với hệ miễn dịch và tạo ra các chất chống vi khuẩn như acid lactic và peptide kháng vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tăng cường phản ứng miễn dịch và duy trì sự cân bằng của hệ miễn dịch. Nhìn chung, Bifidobacteria đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng [1].
Bifidobacteria thuộc họ Bifidobacteriaceae, nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, Gram dương, không hình thành bào tử, không di động và kỵ khí. Bifidobacteria được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học người Pháp Henri Tissier vào năm 1899 từ phân của trẻ sơ sinh. Bifidobacteria tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng chủ yếu được tìm thấy trong ruột non và ruột già của con người và động vật. Bifidobacteria cũng có thể tồn tại trong sữa mẹ và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Bifidobacteria được phân loại dựa trên các đặc điểm sinh học và hình thái và hiện có hơn 50 loài Bifidobacterium đã được mô tả [2]. Một số loài quan trọng của Bifidobacteria bao gồm:
- Bifidobacterium longum (B. longum): Có khả năng phân giải chất xơ và sản xuất các enzym cần thiết để tiêu hóa chất xơ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong ruột.
- Bifidobacterium breve (B. breve): được sử dụng để điều trị một số bệnh bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và thậm chí cả cảm lạnh và cúm.
- Bifidobacterium bifidum (B. bifidum): có khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ổn định hệ vi khuẩn đường ruột.
- Bifidobacterium infantis (B. infantis): có khả năng tiêu hóa các thành phần sữa mẹ, bao gồm lactose và oligosaccharides, sản xuất axit lactic và các chất chống vi khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của trẻ sơ sinh.
- Bifidobacterium animalis (B. animalis): tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp duy trì cân bằng vi khuẩn ruột.
2/ Các phương pháp phân tích, kiểm nghiệm Bifidobacteria
- Phương pháp nuôi cấy truyền thống: Thực hiện theo TCVN 9635: 2013 định lượng vi khuẩn Bifidus giả định – kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 37 °C
- Phương pháp sinh học phân tử: PCR, Realtime-PCR
- Phương pháp kết hợp: Nuôi cấy trên đĩa thạch, sau đó định danh bằng Malditof và giải trình tự 16S.
- Có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích và kiểm nghiệm Bifidobacteria và phương pháp nuôi cấy truyền thống là một trong những phương pháp thông thường. Theo đó, vi khuẩn Bifidobacteria được định lượng bằng cách sử dụng kỹ thuật đếm khuẩn lạc (colony counting) ở nhiệt độ 37 °C, theo tiêu chuẩn TCVN 9635:2013.
Ngoài ra, phương pháp sinh học phân tử PCR (Polymerase Chain Reaction) và Real-time PCR cũng được sử dụng để phân tích Bifidobacteria. PCR cho phép nhân bản và sao chép các đoạn gen đặc trưng của Bifidobacteria để xác định sự hiện diện và định danh chính xác của chúng, còn Real-time PCR cung cấp kết quả nhanh chóng và định lượng số lượng Bifidobacteria có trong mẫu (Lưu ý: Phương pháp này không phân biệt vi khuẩn sống/chết).
Với phương pháp phân tích kết hợp, mẫu Bifidobacteria sẽ được nuôi cấy trên đĩa thạch, định danh bằng phương pháp Malditof (Matrix-Assisted Laser Desorption/Ionization Time-of-Flight) và phân tích trình tự gen 16S. Phương pháp này kết hợp giữa kỹ thuật nuôi cấy truyền thống và kỹ thuật sinh học phân tử để xác định và định danh Bifidobacteria một cách chính xác [3].
Tính đến năm 2024, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đang kiểm nghiệm chỉ tiêu Bifidobacterium trên các loại thực phẩm chức năng hoặc nguyên liệu thực phẩm, sữa và các sản phẩm sữa, thức ăn chăn nuôi và men vi sinh.
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thường xuyên triển khai các hoạt động kiểm nghiệm các vi khuẩn có lợi, với năng lực kiểm nghiệm thực phẩm đứng đầu tại Việt Nam, phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm tốt nhất với các phương châm: Trung thực, tận tâm, chính xác, hiệu quả, uy tín.
Bên cạnh hoạt động kiểm nghiệm, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng cung cấp các khóa đào tạo về phương pháp kiểm nghiệm, dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị, cung cấp mẫu chuẩn, chất chuẩn, chương trình so sánh liên phòng và thử nghiệm thành thành thạo. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Viện theo địa chỉ sau:
• Trụ sở chính: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 085 929 9595
Email: baogia@nifc.gov.vn/ nhanmau@nifc.gov.vn
• Dịch vụ đào tạo: Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật - Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch,
• Hiệu chuẩn thiết bị
Bà Nguyễn Thị Hà Bình
Địa chỉ: 65 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 098 8479022
Email: calib@nifc.gov.vn - habinhsp86@gmail.com
• Mẫu chuẩn chất chuẩn: Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật
Địa chỉ: Số 65 Phạm Thận Duật - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 024 3226 2251/0983 739 653 (Ms Thúy)
Email: ptp.rm@nifc.gov.vn
• Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, Phòng A102, Cổng B Cảng Cát Lái, Số 1295B đường Nguyễn Thị Định, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37.400.888/ Hotline: 0918.959.678 (Mr. Nghị)
Email: vpsg@nifc.gov.vn
• Văn phòng đại diện tại Hải Phòng
Địa chỉ: Số 1 Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0225.8830316/ Hotline: 0983.300.226 (Ms. Thương)
Email: vphp@nifc.gov.vn
Tài liệu tham khảo
[1] “Bifidobacterium - an overview | ScienceDirect Topics.” Accessed: Mar. 15, 2024. [Online]. Available: https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/bifidobacterium
[2] L. Baffoni et al., “Identification of species belonging to the Bifidobacterium genus by PCR-RFLP analysis of a hsp60 gene fragment,” BMC Microbiology, vol. 13, no. 1, p. 149, Jul. 2013, doi: 10.1186/1471-2180-13-149.
[3] “Rapid discrimination of Bifidobacterium animalis subspecies by matrix-assisted laser desorption ionization time of flight (MALDI-TOF) mass spectrometry - PMC.” Accessed: Mar. 15, 2024. [Online]. Available: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3297970/